Thứ Bảy, 7 tháng 2, 2009

Pini di Roma (Những cây thông La Mã) – Thơ giao hưởng

















Pini di Roma (Những cây thông La Mã) là tác phẩm được viết vào năm 1924 bởi tác giả người Italy, Ottorino Respighi. Tác phẩm này được xem là một trong những tác phẩm bậc thầy của bộ ba thơ giao hưởng về La Mã (Pini di Roma, Feste Romane, Fontane di Roma). Mỗi chương mô tả vị trí của những cây thông trong thành phố vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Tác phẩm gồm có 4 chương, được diễn liên tục không ngắt quãng giữa các chương.
  1. "I pini di Villa Borghese" (Những cây thông ở biệt thự Borghese)
  2. "Pini presso una catacomba" (Những cây thông gần hầm mộ)
  3. "I pini del Gianicolo" (Những cây thông trên đồi Janiculum)
  4. "I pini della Via Appia" (Những cây thông trên con đườn Appian)

Tác giả ghi nội dung chương trình cho tác phẩm như sau:
Chương I – “Những cây thông ở biệt thự Borghese”. Những trò chơi vui đùa của trẻ con dưới những gốc thông trong vườn biệt thự Borghese. Những điệu nhảy, điệu múa. Một số đứa trẻ hiếu động hơn chơi trò làm lính và chiến tranh, chúng say sưa ngây ngất bởi chính tiếng hò reo của mình và không khí trong lành, như những con chim én vào lúc hoàng hôn. Sau cùng chúng chạy đi tản mác. Quang cảnh thay đổi ngay.
Chương II – “Những cây thông gần hầm mộ”. Dưới bóng râmcủa những cây thông mọc ở cửa vào các hầm mộ gần Campagna, từ đáy sâu tăm tối vẳng nghe tiếng hát đau buồn của những bài thánh ca. Tiếng hát ngày càng mạnh lên và chuyển thành một khúc ca trọng thể, rồi lại lắng đi một cách huyền bí.
Chương III – “Những cây thông trên đồi Janiculum”. Buổi tối gần đền thơ thần La Mã, Janus trên đồi Janiculum. Vị thần hai mặt mở rộng những cánh cửa, bắt đầu một năm mới. Gió thổi nhẹ, bóng thông nổi rõ lên trong ánh trăng sáng, chim họa mi hót vang.
Chương IV – “Những cây thông trên con đường Appian”. Rạng đông, đường Appian bọc trong màn sương mỏng. Những cây thông cô đơn như những người đứng gác bảo vệ cho cảnh quan bi thảm của chiến dịch La Mã. Nghe thấy vang nhịp bước của đoàn quân. Nhạc sĩ hình dung thấy sống lại những hình ảnh của thời xa xưa: trong ánh dương lúc bình mình, trên con đường thiêng liêng ấy, trong tiếng kèn trận, vị tổng tài đưa đoàn quân khải hoàn của mình về thủ đô La Mã.
Những chương ngoài cùng của bản thơ giao hưởng luôn giữ ở tốc độ nhanh và đầy nhiệt tình, tươi sáng và bền bỉ, kiên cường. Nhưng chương giữa thì ngược lại, chủ quan hơn, tràn đầy trạng thái khí sắc trầm tĩnh, đôi khi ảm đạm, và những suy nghĩ trữ tình… Nhiều trang nhạc của “Những cây thông La Mã” nổi bật bởi sự rộng rải giai điệu (và trước tièn là chương III vô cùng nên thơ). Có lúc âm nhạc chứa đựng nhiều chi tiết tạo hình rõ ràng (tính chất hỗn tạp, lòe loẹt về màu sắc của phiên chợ trong chương I và thủ pháp vô cùng lý thú – cách sử dụng tiếng hót chim họa mi trong bản ghi âm bằng máy – trong chương III).


Các bạn có thể tìm thấy tác phẩm của Respighi tại đây

Thứ Hai, 19 tháng 1, 2009

Scheherazade




Tổ khúc giao hưởng thơ Scheharazade được viết theo chủ đề của tập chuyện cổ tích Arab nổi tiếng "Một ngàn lẻ một đêm". Tác phẩm này có thể được xem là đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác nhạc giao hưởng của Rimsky-Korsakov. Sự thống nhất về ý đồ, mức độ quy mô về ý nghĩa, những liên hệ giai điệu linh hoạt, mềm dẻo giữa các chương làm cho tác phẩm giống như một bản giao hưởng hoặc một bản giao hưởng thơ 4 chương.



Nhạc sĩ soạn đề cương tác phẩm như sau: "Quốc vương Sharyar cho rằng tất cả phụ nữ đề nham hiểm, hay phụ bạc, không chung thủy, cho nên đưa ra lời nguyền sẽ giết một người vơ sau mổi đêm, nhưng nàng Scheherazade kể cho vua nghe nhiều điều mầu nhiệm kỳ diệu, viện dẫn nhiều câu thơ hay của các thi sĩ và lời hát, hết chuyện cổ tích này đến chuyện cổ tích khác, câu chuyện này liền với câu chuyện khác."


Trong bản in lần đầu, mỗi chương của tổ khúc mang một nhan đề: I- Biển và con tàu Sindbad; II- Câu chuyện thần kỳ của hoàng tử Kalender; III- Hoàng tử và công chúa; IV- Ngày hội ở Baghdad và con tàu va vào đá, tan vỡ cũng với kỵ sĩ đồng. Về sau tác giả hủy những nhan đề ấy đi vì "Không muốn những tiêu đề quá cụ thể..." Và điều này cũng không đáng ngạc nhiên vì nhạc sĩ hoàn toàn có thể dựa vào tính biểu cảm của âm nhạc, vào tính uyển chuyển, mềm dẻo, linh hoạt và hình tượng của âm nhạc mang đến cho người nghe điều kiện phong phú để tưởng tượng.


Đoạn mở đầu chậm, ngắn gọn, trình bày hai hình tượng khác nhau rõ rệt. Tiến hô mạnh mẽ đầy quyền lực của dàn nhạc làm ta hình dung được tính cách nghiêm khắc, dữ tợn của vua Sakhriar. Sau những hợp âm say đắm ngây ngất tuyệt diệu của kèn gỗ, đàn violin bắt đầu với giai điệu nhiều họa tiết dịu dàng của Scheharazade. Cả hai chủ đề của đoạn mở đầu và một số giai điệu khác của tổ khúc tác giả cũng dặn trước rằng "mỗi lần xuất hiện thì trình bày khác nhau... và thể hiện những khí sắc khác nhau, chính những chủ thể và những motif ấy đều phù hợp với hình tượng, những sự việc và cảnh tượng khác nhau."


Trong chương I, phát triển một trong những tình tiết của những chuyện cổ tích của Scheherazade, những giai điệu của đoạn mở đầu, có biến đổi chút ít, vẽ cảnh biển khi yên tĩnh, khi nỗi sóng, con tàu của Sindbad đang đi trên mặt biển.


Trong phần mở đầu chương II chủ đền Scheherade lại một lần nữa vang lên ở đàn violin độc tấu: nàng Scheherazade bắt đầu kể tiếp câu chuyện cổ tích... Câu chuyện hoàng tử Kalender trôi thong thả. Giọng người kể chuyện ngày càng hấp dẫn - và kia, trong âm nhạc đã sống lại cảnh tượng phi ngựa lao nhanh vùn vụt, những trận giao chiến ác liệt.


Chương III được xem như một màn trữ tình - hoàng tử đang chờ đợi công chúa của mình, nàng đến cùng với những cung phi hầu cận và niềm vui gặp gỡ. Trong âm nhạc, theo lời của Axaphiev "tràn trề không khí hạnh phúc, tình yêu và say sưa ngây ngất, bị gián đoạn bởi một giai điệu nhảy múa, bay lượn nhẹ nhàng, nhưng rõ ràng, rành mạch."


Trong chương IV có 2 đoạn nhạc đẹp tuyệt vời. Đoạn thứ nhất mô tả ngày hội rực rỡ náo nhiệt ở Baghdad. Đoạn thứ hai - cảnh biển nỗi sóng. Một hợp âm gay gắt của dàn nhạc - con tàu va vào đá vỡ tan tành. Đoạn kết bât đầu. Đàn violin vang lên lần cuối giai điệu của nàng Scheherazade. Trầm ngâm đáp lại giai điệu Scheharazade là chủ đề đã dịu mèm bớt của quốc vương Shahryar.

Các bạn có thể tìm thấy tác phẩm tại đây: http://classic4everyone.blogspot.com...ry-ernest.html

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2008

Symphony No. 2 in D major, Op. 43


Giao hưởng số 2 giọng rê trưởng, tác phẩm số 43

Bản giao hưởng này được Sibelius bắt đầu viết vào năm 1900 ở Rapallo, Italy và được hoàn thành vào năm 1902 ở Phần Lan. Bản giao hưởng này được công diễn lần đầu bởi Helsinki Philharmonic Society vào ngày 8 tháng 3 năm 1902 và được chỉ huy bởi chinh tác giả. Sau buổi công diễn này ông đã xem xét lại bản giao hưởng và bản sửa lại đầu tiên được biểu diễn bởi Armas Jarnefelt vào ngày 10 tháng 11 năm 1903 ở Stockholm. Bản giao hưởng có 4 chương thời gian biểu diễn xấp xỉ 45 phút, trong đó chương 3 và 4 chơi không nghỉ giữa chương:

  1. Allegretto - Poco allegro - Tranquillo, ma poco a poco ravvivando il tempo all'allegro - Poco largamente - Tempo I - Poco allegro
  2. Tempo andante, ma rubato - Poco allegro - Molto largamente - Andante sostenuto - Andante con moto ed energico - Allegro - Poco largamente - Molto largamente - Andante sostenuto - Andante con moto ed energico - Andante - Pesante
  3. Vivacissimo - Lento e soave - Tempo primo - Lento e soave - (attacca)
  4. Finale: Allegro moderato - Moderato assai - Meno moderato e poco a poco ravvivando il tempo - Tempo I - Largamente e pesante - Poco largamente - Molto largamente

Bản giao hưởng này không có chương trình. Ngoài ra Sibelius rất tích cực chống sự giải đoán bằng lời nội dung giao hưởng. Và hơn nữa xu hướng phát triển, mức độ duy trì cảm xúc của tác phẩm, toàn bộ những thủ pháp và những phương tiện thể hiện được áp dụng cho phép ta thấy nhận định rõ ý đồ của bản giao hưởng với sự rõ ràng khá đấy đủ và ý nghĩa chính của nó.

Bản giao hưởng số 2 trước tiên là một bức tranh cổ tích, sử thi đầy cảm hứng, chứa đựng những suy nghĩ về số phận nước Phần Lan, về quá khứ anh hùng của đất nước ấy, đống thời cũng là một bài thơ trữ tình mang màu sắc đồng quê, một bài ca đấy thích thú về vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên phương Bắc. đó cũng là một khúc tráng sĩ ca đầy quả cảm, ca ngợi sức mạnh và ý chí sắt đá của nhân dân.

Chương I - có thể xem như một phần mở đề phát triển, tính chất điềm tĩnh, “khách quan” của những đoạn đầu và cuối và màu sắc giản dị, tươi mát như khí trời ban mai của chủ đề chính “đồng quê” không có dấu hiệu gì để báo trước, cả những bùng nổ kịch tính lẫn những mâu thuẫn gay gắt… Tuy vậy, đển phần giữa của chương, không khí trở nên căng thẳng; những cấu trúc mới mẻ mang lại trong sự phát triển âm nhạc nhân tố lo âu, xao xuyến.

“Đầu mối mâu thuẫn”, trung tâm kịch tính của cả bản giao hưởng. Chương II, từ sự trần thuật trầm tĩnh, nghiêm nghị đến xung đột kích tính – con đường phát triển của các hình tượng trong chương này là như thế. Ở đây một cấu trúc giai điệu đi xuống, âm điệu truyền cảm khắc sâu vào ký ức người nghe, âm điệu vang lên thường suyên khi thì ở bộ đồng “cuồng bạo”, khi thì ở quãng âm cao của các nhạc cụ kèn gỗ…

Trong khúc Scherzo (chương III) giữ vai trò chủ yếu gồm chính sự chuyển động, bước đi cầu kỳ của các tuyến giai điệu và màu âm. Âm nhạc không ngừng bay bổng bị đứt quảng hai lần, giai điệu giản dị, chất phác, hồn nhiên và biểu cảm cả oboe hiện lên rõ rệt. Không nghi ngờ gì được về tính chất dân tộc của giai điệu ấy, cũng như trong các bài dân ca Phần Lan, ở đây tác giả sử dụng thủ pháp nhắc lại bội số 3 của một âm, cả lối “phát âm” đặc biệt một tiết nhạc – thánh thót, khoan thai, chững chạc, vang lên những âm điệu giống với ngôn ngữ tráng sĩ ca…

Scherzo sôi nổi đổ dồn về chương Final (chương cuối) – cảnh tượng tưng bừng của ngày hội dân gian. Đã qua rồi những hoài nghi, những gian truân, đau khổ! Cả hai chủ đề của chương Final đều thuần chất, bình dị và biểu cảm một cách lạ thường. Về tính chất, hai chủ đề này gần gũi với những làn điệu dân ca, trong hình dáng âm điệu của chúng có thể nhận rõ những cách luân chuyển điển hình của dân ca Slav. Phát triển một cách chặt chẽ và làm phong phú lẫn nhau, những chủ đề ấy mang lại cho chương cuối những nét của khúc ca ngợi huy hoàng rực rỡ.

Thật thú vị là giữa các chương của bản giao hưởng không có những mối quan hệ gần gũi cả về chất liệu chủ đề lẫn ước lệ hình tượng. Chúng được liên kết lại bởi một trục kịch xuyên suốt duy nhất. Cuôc diễu hành chiến thắng của chương cuối – kết quả cuối cùng mà sự phát triển phải đến. Sibelius không sử dụng những đối sánh gây ấn tượng mạnh của các chương trong liên khúc. Mặc dù có sự khác biệt rõ rệt và thậm chí phân rõ ranh giới của các môi trường giao hưởng (đồng quê – chuyện bi kịch sử thi – Scherzo vui tươi – Final huy hoàng, lộng lẫy), vẫn “soi rõ” được ẩn ý của âm nhạc. Vì rằng chương I không chỉ là khúc đồng quề, mà còn là sự chuẩn bị trước cho xung đột kịch tính của chương II, và vì chương III - không chỉ là khúc scherzo vô tư, nhởn nhơ, mà còn là một bức tranh phong phú, kết hợp thành một khối hai mảng hình tượng – cảm xúc, vì lẽ chương cuối cùng một lúc vừa là kết luận, tổng kết toàn bộ sự phát triển trước đó, vừa là một khúc ca mộc mạc giản dị như dân gian, lớn lên đến quy mô của một màn kết hùng vĩ. Và tuy nhạc sĩ không sử dụng trong bản giao hưởng (cũng như trong tác phẩm khác), một giai điệu nào thực sự Phần Lan – torng âm nhạc của bản giao hưởng, với sự rõ ràng tột độ vẫn thể hiện được cả tính chất hùng vĩ của thiên nhiên phương Bắc lẫn tính chất sử thi hùng tráng của huyền thoại và cổ tích của nhân dân Phần Lan.

Nguồn: Wikipedia; “Dành cho những người nghe nhạc giao hưởng” bởi Nguyễn Cửu Vỹ

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2008

Harmonium by John Adams

Dr. Mary Jane Ayers
Biên dịch: PeterMark

John Adams cuộc đời của một nhà soạn nhạc đương đại

Nhà soạn nhạc John Adams được sinh ra ở Worcester, Massachusetts vào ngày 15 tháng 2 năm 1947. Khi còn trẻ ông sống ở Vermont và New Hampshire. Ông là một học sinh xuất sắc, sau khi tốt nghiệp phổ thông ông học ở trường đại học Harvard chuyên ngành âm nhạc. Ông chơi clarinet và trở thành một nhạc trưởng và nhà soạn nhạc. Ông có bằng thạc sĩ và tiến sĩ.

Sauk hi học xong ở Harvard, Adams chuyển tới sống ở San Francisco, California, ở đây ông tham gia giảng dạy ở viện âm nhạc San Francisco. Adams là một giảng viên dạy sáng tác cách tân nhất trong lịch sử nhạc viện. Ông cũng trở thành một “nhà soạn nhạc thường trú” cho San Francisco Symphony. Một “nhà soạn nhạc thường trú” viết nhạc ở một địa điểm nào đó hoặc cho một tổ chức nào đó. Trong trường hợp này Adams sáng tác nhạc cho San Francisco Symphony (Vài trường có “nghệ sĩ thường trú” nghĩa là một nghệ sĩ chuyên nghiệp làm việc với sinh viên hoặc giảng viên của trường trong một thời gian dài nhất định.)

Nếu bạn không thưởng nghe âm nhạc cổ điển của thế kỷ thứ 20, bạn chắc chắn là sẽ chưa bao giờ nghe loại âm nhạc nào giống như của John Adams vậy. Phong cách âm nhạc của ông được gọi là “phong cách tối giản”, Adams sử dụng các mẫu âm và giai điệu đơn giản và lập đi lập lại chúng, nhưng lần lược các mẫu âm điệu này được bố trí trên “đỉnh” của những cái còn lại, và kết quả là rất phức tạp. Phong cách tối giản là một cụm từ được mượng từ điêu khắc và hội họa đương đại, nó có nghĩa là đơn giản và không phức tạp. Tuy nhiên nghĩa của từ này không phù hợp với âm nhạc tối giản của John Adams cho lắm.

Adams đã viết nhạc cho dàn nhạc, opera, film, và khiêu vũ. Hai bản opera gây tranh cãi nhất của ông là Nixon ở Trung Quốc và Cái chết của Klinghoffer, hai bản này đểu được trình diễn trên toàn thế giới.

Adams được biết trên toàn quốc và toàn thế giới là một nhạc trưởng, được biết là người viết nhạc thế kỷ 20 và 21. Ông là người khởi xướng của loại nhạc nghiêm túc được viết gần đây và loại nhạc đó không phải là loại nhạc thông được biểu diễn thông thường; ví dụ như là nhạc giống Beethoven, Brahms, Mozart và Haydn.

Ngoài ra hiện John Adams là nhà soạn nhạc thường trú của Carnegie Hall, một nhà hất nổi tiếng ở thành phố New York.

Hầu hết các sáng tác của Adams đều là do ủy thác, nghĩa là ông được thuê để viết cho một tổ chức nào đó, như là San Francisco chẳng hạn. Harmonium được thuê viết bởi dàn nhạc này.

Vào năm 2002, Adams ra mắt bản “Trên sự chuyển đổi của các linh hồn” (On the Transmigration of Souls), tác phẩm này được thuê viết bởi dàn nhạc New York. Tác phẩm sử dụng những đoạn văn lấy từ các tờ tìm người mất tích, các bài post trên Internet, các cuộc gọi điện thoại, và các đồ vật của những người liên quan đến vụ tấn công Trung tâm thương mại thế giới và lâu năm góc vào ngày 11 tháng 9 năm 2001. Tác phẩm dài 24 phút này được viết cho dàn đồng ca, dàn đồng ca trẻ em, dàn nhạc và các âm thanh thu được. Nghĩa là một cuốn băng hay CD được mở khi trình diễn tác phẩm. Tác phẩm được viết để tưởng nhớ những nạn nhân ngày 11 tháng 9.

Phong cách tối giản

John Adams là một nhà soạn nhạc tối giản. Nhìn chung các nhà soạn nhạc tối giản “sử dụng” các đơn vị âm thanh: giai điệu và nhịp điệu lập đi lập lại, với sự thay đổi dần trong âm giai (khóa chinh hoặc mẫu hợp âm), các nhấn điệu bất ngờ, và dần là các hiệu chỉnh của tổ hợp nhạc cụ (âm thanh của nhạc cụ được chơi bất cứ khi nào).

Một ví dụ rất đơn giản của thể loại này là, tưởng tượng một cái trống bắt đấu chơi một giai điệu lập đi lập lại. Teho đó, một cái saxophone chơi một loạt các note ngắn, cũng lập đi lâp lại. Bây giờ tới sáo, rồi tới trumpet, sau đó là giọng ca, mỗi cái chơi những nốt ngắn riêng của chúng và các mẫu giai điệu riêng, nhưng hòa với những cái còn lại, và lập lại. Sau khi các nhạc cụ chơi đươc một lúc, trống thay đổi giai điệu một chút, và lại lập lại giai điệu đó. Các nhạc cụ còn lại và giọng dần thay đổi giai điệu luôn, cho tới khi có cái gì đó hoàn toàn mới xảy ra. Không chỉ có giai điệu mà các note này vang lên cùng nhau tạo ra một hòa âm dần luân phiên như mâu note thay đổi.

Các tác phẩm của Adams có thể dần dần hay bất ngờ thay đổi về cường độ hoặc tốc độ.

Mặc dù các tổ hợp note hay các đoạn đơn lẻ của nhạc tối giản thì đơn giản và không phức tạp, nhưng trên hết hiệu ứng đối với người nghe có thể tràn ngập. Vài thính giả gần như bị thôi miên bởi các hằng âm lập, nhưng vài người không “hiểu nó” và cảm thấy bối rối vui vẻ.

Về Harmonium

Harmonium là tác phẩm cho dàn đồng ca và dàn nhạc lớn dài 35 phút với 3 chương (phần). Nó được trình diễn nắm 1981. Chương đầu tiên được đặt tên là “Negative Love”, sử dụng một bài thở của John Donne (1572-1631) một nhà thơ người Anh; trong những chú thích về Harmonium, Adams viết chương hai vài ba giống với bài thơ “Because I could not stop for Death”, và “Wild Nights”, bởi nhà thơ người Mỹ, Emily Dickinson (1830-1886).

Harmonium mở đầu với sự dồn dập từ xa rồi trở nên rõ ràng như đập thẳng vào mặt bạn.

Nhạc trưởng nổi tiếng Hgh Wolff biểu diễn tác phẩm Harmonium nhiều dịp rồi, ông có nói rằng, “Tôi nghĩ Harmonium là một tuyệt tác, lời văn thật tuyệt vời, và hiệu ứng của nó thì làm khán giả hoàn toàn sửng sốt.”

Chọn lời cho Harmonium

Vài phần lời văn của Admas chọn cho Harmonium thì rất dễ nghe và hiểu, những phần khác thì chìm hẳn trong âm thanh của dàn nhạc. 17 trang đầu tiên của tổng phổ chỉ bao gồm có 2 âm “no” và “ne”! “Ne” cuối cùng trở thành từ “never”, sau đó, bài thơ được đưa vào một cách thứ tự nhưng với những đoạn đươc lập đi lập lại.

Trong ghi chủ của mình về phần lời cho Harmonium, Adams viết:

“Negative Love…đưa ra những vấn đề khác nhau cho cả mức độ trình diễn lẫn tưởng tượng. Cái mà bài thơ hấp dẫn tôi là tính lảng tránh (ẩn) của nó: mỗi lần tôi đọc nó, nó dường như mang môt ý nghĩa khác. Bài thơ thực sự là về tình yêu của con người và đáp lại tôi cho thấy nó là một trục, một mũi tên chỉ về hướng thiên đàng.”

Nếu nhà soạn nhạc nói cho chúng ta biết rằng mỗi lần ông đọc nó ông cảm nhận được những ý nghĩa khác biệt vì thế chắc chắn chúng ta cũng tìm ra những nghĩa mới khi chúng ta nghe nó hay đọc nó.

Vài bài thơ như những loại viết cho trẻ em hoặc hầu hết lời của những bài hát thông thường thì rất dễ để hiểu. Thông điệp của nó cũng rất rõ ràng. Những bài thơ khác có thể mang hàm ý hoặc biểu tượng khác.

Bài thơ thứ hai được phổ nhạc thành Harmonium là bài thơ được viết bởi nhà thơ người Mỹ thế kỉ thứ 19, Emily Dickinson. Nó mở đầu: “Vì tôi không thể dừng lại để chết, Ngài tử tế dừng lại bên tôi…” Trong trường hợp này, Cái chết được miêu tả như một người, một người ghé qua nhà bạn đón bạn lên chiếc xe ngựa, đưa bạn về cõi vĩnh hằng. Mặc dù cái kiểu tưởng tượng này cũng hơi khó để hiểu nhưng suy nghĩ một chút bạn vẫn có thể đoán ra được nghĩa và hiểu được cái ý nghĩ được đề cập một cách thông minh bởi nhà thơ.

Bài thơ của John Donne thì rất khác và rất khó để hiểu. John Adams gọi Negative Love là “mặc tưởng về tình yêu”. Một mặc tưởng trong trạng thái này nghĩa là một cách để nghĩ về điều gì, hoắc đặc biệt hơn là một cách để nghĩ về tình yêu. Cái cách mà Donne nghĩ về tình yêu thì hoàn toàn khác với những nhà thơ khác sống cùng thời với ông. Vào thế kỳ 16 và 17 các bài thơ thường nói về sự ngọt ngào trong tình yêu. Phụ nữ thường đươc miêu tả như là những tạo vật tưởng tượng, hoàn hào như thiên thần. Các bài thơ tình của Donne thì thực tế và hợp lý hơn. Ông không chỉ ngưỡng mộ những khuôn mặt đẹp mà còn trí tuệ và trái tim ngọt ngào của họ.

John Donne là cha đẻ của thể loại thơ “metaphysical”. Từ metaphysical có thể được xẻ làm hai để làm rõ nghĩa. Meta có thể mang nghĩa là xa hơn, và physical trong trường hợp này mang nghĩa là thế giới bên ngoài (những gì có thể đụng hoặc sờ). Vì thế một cách đơn giản từ này nghĩa là tinh thần hoặc bất cứ thứ gì ngoài thế giới vật chất. Thơ của Donne thường cho rằng cảm xúc và ý tưởng không thuộc về thế giới vật chất.

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2008

Edvard Grieg nhà soạn nhạc dân tộc Na Uy

Nguồn: Wiki Pedia
Biên dịch: Peter Mark

TIỂU SỬ

Grieg được sinh vào 15 tháng 7 năm 1843 ở Bergen, Na Uy. Tên gốc của gia tộc là “Greig”. Sau trận chiến Cullonden năm 1746, ông cụ tổ của Grieg ngao du khắp nơi và bắt đầu định cư ở Na Uy khoảng năm 1770, và bắt đầu lập nghiệp ở Bergen. Grieg được nuôi lớn trong một gia đình âm nhạc. Mẹ ông, Gesine chính là người thầy piano đầu tiên của ông, bà bắt đầu dạy ông vào năm 6 tuổi. Ông đã học nhiều trường trong đó có trường Tank, và ông thường mang những bản nháp nhạc của mình vào lớp.

Vào mùa hè năm 1858, Grieg gặp nghệ sĩ violin nổi tiếng người Na Uy tên Ole Bull, ông là một người bạn của gia đình và em trai ông đã cưới cô của Grieg. Bull chú ý tài năng của cậu bé 15 tuổi và thuyết phục gia đình đưa cậu bé đến viện âm nhạc Leipzig để phất triển tài năng.

Grieg được vào viện âm nhạc, và ông học chuyên về piano, trong thời gian đó ông cũng được thưởng thức vô số buổi diễn ở Leipzig. Ông không thích kỷ luật của nhạc viện, tuy nhiên ông vẫn đạt điểm cao ở mọi môn trừ organ ra. Vào mùa xuân năm 1860, ông sống sót qua cơn bệnh phổi nguy hiểm. Năm tiếp theo ông diễn một buổi hòa nhạc ở Karlshamn, Thụy Điển. Vào năm 1868, ông tốt nghiệp và tổ chức buổi diễn đầu tiên ở quê nhà minh Bergen, chương trình bao gồm cả bản sonata “Bi thương” (Pathétique) của Beethoven.

Vào năm 1863, Grieg tới Copenhagen, Đan Mạch và ở đó 3 năm. Tại đây ông gặp nhà soạn nhạc Đan Mạch tên là J.P.E. Hartmann, và Niels Gade. Ông còn gặp nhà soạn nhạc Rikard Nordraak (người sáng tác quốc ca Na Uy), ông này đã trở thành bạn tốt và là nguồn cảm hứng sáng tác của Grieg. Nordraak mất năm 1866, Grieg sáng tác một hành khúc tang lễ để vinh danh Nordraak. Grieg có sư gắn bó mật thiết với dàn nhạc Bergen (Bergen Philharmonic Orchestra) và sau này ông là nhạc trưởng của dàn nhạc (1880-1882).

Vào 11 tháng 6 năm 1867, Grieg cưới cô em họ Nina Hagerup. Năm sau họ sinh Alexandra. Mùa hè sau đó Grieg sáng tác Pinao Concerto in A minor trong một kỳ nghỉ ở Đan Mạch. Edmund Neupert công diễn bản này lần đầu tiên vào ngày 3 tháng 4 năm 1869 ở nhà hát Casino ở Copenhagen. Grieg không thể dự buổi công diễn này vì bận chỉ huy ở Christiania (Oslo sau này).

Vào 1868, Franz Liszt, người chưa từng gặp Grieg, đã viết một bản ngợi khen Grieg cho Bộ Giáo Dục Na Uy, chính việc này đã giúp Grieg được trao tặng một chuyến du lịch. Grieg và Liszt đã gặp nhau ở Rome vào năm 1870. Trong chuyến viếng thăm đầu tiên này, bản violin sonata số 1 của Grieg đã làm Liszt rất hài lòng. Trong chuyến thăm lần 2 vào tháng 4 Grieg mang theo bản thảo piano concerto, Liszt đã chơi thử bản này (gồm cả việc chỉnh sửa cho phần dàn nhạc). Buổi trình diễn bản nhạc này của Liszt đã để lại ấn tượng cho thính giả, mặc dù Grieg cho rằng Liszt đã chơi quá nhanh ở chương 1. Liszt cũng cho Grieg vài lời khuyên về phần dàn nhạc, (ví dụ, giai điệu chủ đề thứ 2 chương một nên được chơi bởi độc tấu trumpet).

Vào mùa hè năm 1869 con gái Grieg, Alexandra bị bệnh và mất khi mới 13 tháng tuổi.

Vào năm 1876, Grieg sáng tác một tác phẩm nhạc nền theo yêu cầu của Isben để phục vụ cho buổi công diễn vở kịch Peer Gynt của ông. Nhiều phần của tác phẩm này trở nên nổi tiếng và trở thành tổ khúc cho dàn nhạc hay cho piano (Peer Gynt Suites)

Năm 1888, Grieg gặp Tchaikovsky ở Leipzig. Grieg sau này đã bị ảnh hưởng nhiều bởi nỗi buồn trong âm nhạc của Tchaikovksy. Tchaikovsky đánh giá cao âm nhạc của Grieg, ông cho rằng nó đẹp, sáng tạo và ấm áp.
Về sau này Grieg khá nổi tiếng, chính phủ Na Uy đã trao tặng ông một khoản trợ cấp.

Mùa xuân 1903, Grieg đã thực hiện những bản thu piano 78-rpm (rpm is a unit of frequency: the number of full rotations completed in one minute around a fixed axis) của ông ở Paris; tất cả những bản thu lịch sử này đều được phát hành lại trên cả đĩa than và đĩa CD, bất chấp độ chính xác bi giời hạn những bản thu này cho thấy tài năng piano của ông. Grieg còn thu âm trưc tiếp cho hệ thống tái sản xuất Welte-Mignon, tất cả các bản thu ngày nay đều còn và vẫn nghe được.

Edvard Grieg mất vào mùa thu năm 1907 ở tuổi 64 sau một thời gian dài bệnh tật. Lời cuối của ông là “Tốt, nếu nó phải như thế”. Đã có 30000 đến 40000 ở quê nhà Grieg đã đổ xô ra đường để tham dự đám tang của ông. Theo yêu cầu của Grieg, hành khúc tang lễ được ông viết cho Rikard Nordraak được sử dụng trong đám tang của ông và tác phẩm này được biểu diễn bơi Johan Halvorsen. Và ngoài ra hành khúc tang lễ nổi tiếng của Frédéric Chopin cũng được chơi trong tang lễ của ông. Tro cốt của ông và vợ được chôn trong núi Troldhaugen gần nhà ông.

ÂM NHẠC


Grieg nổi danh là một nhà soạn nhạc dân tộc chủ nghĩa, ông lấy cảm hứng từ dân ca Na Uy. Những tác phẩm đầu tay gồm một giao hưởng (sau này ông bỏ nó đi) và một piano sonata. Ông còn viết 3 sonata cho violin và piano và một sonata cho cello. Ông viết nhiều tiều phẩm cho piano dựa trên giai điệu và vũ điệu Na Uy đến nổi nhiều người gọi ông là Chopin của miền Bắc.

Bản concerto cho piano là tác phẩm nổi tiếng nhất của ông. Một trong những người chơi thành công nhất là Percy Greinger, ông vừa là nghệ sĩ piano vừa là nhà soạn nhạc, và ông cũng là một người bạn của Grieg. Greinger thường chơi bản piano concerto này trong suốt sự nghiệp biểu diễn của mình. Một phần của tác phẩm được soạn lại để làm biểu tượng cho một chương trình hài trên TV vào năm 1971 Morecambe and Wise Show, được biễu diễn bởi Andre Previn.

Những tác phẩm Lyric pieces cho piano cũng rất nổi tiếng, như là nhạc nền cho vở kịch Peer Gynt của Henrik Ibsen. Vào năm 1874 trong một lá thư gửi cho bạn mình là Frants Beyer, Grieg bày tỏ nổi buồn với bản nhạc nổi tiếng trong Peer Gynt của ông, In the Hall of the Mountain King. "I have also written something for the scene in the hall of the mountain King - something that I literally can't bear listening to because it absolutely reeks of cow-dung, exaggerated Norwegian nationalism, and trollish self-satisfaction! But I have a hunch that the irony will be discernible.”

Tổ khúc Holberg (Holberg Suite) nổi tiếng của Grieg đầu tiên được viết cho piano, sau này được soạn lại cho dàn dây (string orchestra) bởi chính tác giả.
Grieg viết nhiều bài hát, lời được ông lấy từ những bài thơ của Heinrich Heine, Johann Wolfgang von Goethe và nhiều người khác.

Nhà soạn nhạc người Nga, Nikolai Myaskovsky sử dụng chủ đề trong biến tấu của Grieg để kết thúc tác phẩm tứ tấu thứ 3 của ông.

CÁC TÁC PHẨM


• Violin Sonata No. 1 in F Major, Op. 8
• Piano Sonata in E Minor, Op. 7
• Concert Overture "In Autumn", Op. 11
• Violin Sonata No. 2 in G Major, Op. 13
• Piano Concerto in A Minor, Op. 16
• Incidental music to Sigurd Jorsalfar, Op. 22
• Incidental music to Ibsen's play Peer Gynt, Op. 23
• Ballade in the Form of Variations on a Norwegian Folk Song in G minor, Op. 24
• Two Elegiac Melodies for Strings, Op. 34
• Four Norwegian Dances for Piano four hands, Op. 35
• Cello Sonata in A Minor, Op. 36
• Holberg Suite for string orchestra, Op. 40
• Violin Sonata No. 3 in C Minor, Op. 45
• Peer Gynt Suite No. 1, Op. 46
• Lyric Suite for Orchestra, Op. 54 (orchestration of four Lyric Pieces)
• Peer Gynt Suite No. 2, Op. 55
• Suite from Sigurd Jorsalfar, Op. 56
• Four Symphonic Dances for Orchestra, Op. 64
• An orchestration of the Lyric Piece "Wedding-day at Troldhaugen", Op. 65
• Symphony in C Minor
• Sixty-six Lyric Pieces for solo piano in ten books, including: To the Spring, Little Bird, Butterfly, Notturno, Wedding Day at Troldhaugen, At Your Feet, Norwegian Melody, Poème erotique and Gone.

Download các tác phầm của Grieg tại đây